Vải Viscose là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng

Vải Viscose hiện  nay rất phổ biến trên thị trường và được nhiều người lựa chọn để may trang phục. Nhưng cũng có một số người không biết vải Viscose là gì. Bài viết sau đây đồng phục Vina sẽ giúp các bạn biết rõ vải Viscose là gì, những ưu điểm nhược điểm, tính chất, và tại sao nó lại được ưa chuộng đến thế.

vải viscose là gì
vải viscose là gì

Vải Viscose là gì?

Vải Viscose còn có tên gọi khác là Rayon. Đây là loại vải sợi tổng hợp được làm từ chất xơ tự nhiên từ một số loại cây trong thiên nhiên như đậu nành, tre, mía… Khi những loại cây này được đưa vào quá trình xử lý thì tạo ra sợi vải. Loại vải này rất mềm mịn, không đàn hồi có cấu trúc giống như vải cotton. Loại vải này thường đường dùng để sản xuất các loại áo mùa hè, áo thun, váy…

Lịch sử ra đời của vải Viscose

Vải Viscose bắt nguồn từ châu Âu. Thời đó vải được làm từ tơ tằm có giá trị rất cao, không phải cũng có đủ điều kiện để mua, và cũng không đủ cung cấp nhu cầu cho tất cả mọi người. Thế nên các nhà khoa học đã hợp tác với nhau rồi tìm ra chất liệu Viscose từ các loại cây có sẵn trong thiên nhiên. Nhà khoa học tìm ra loại vải này chính là Chardonnet nhà khoa học này đến từ Pháp.

cha đẻ vải Viscose
cha đẻ vải Viscose

Sau  này loại vải này càng được phổ biến rộng rãi hơn, và dần dần thay thế luôn cả vải được làm từ tơ nằm. Vào năm 1892 nhà khoa học người Anh đã sáng tạo ra quy trình sản xuất ra vải Viscose và được công nhận. Rồi càng ngày loại vải này càng phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi hơn.

Những ưu nhược điểm của vải Viscose

sợi viscose
sợi viscose

Ưu điểm

  • Loại vải này có ưu điểm là rất mềm mịn, không tích điện, rất mềm mại khi mặc vào, may được đồ mùa đông lẫn đồ mùa hè. Mặc vào mùa đông thì không tích điện, mặc vào mùa hè thì mềm mịn, thoải mái thoáng mát.
  • Loại vải này còn thấm hút mồ hôi rất tốt, thoáng khí vì thế may đồ mùa hè là rất phù hợp,được dùng để may đồ thể thao, áo thun, áo hè, váy…
  • Loại vải này không bị nấm mốc, không phát triển vi khuẩn do thoáng khí, kết cấu vải mỏng, thế nên nấm mốc không thể phát triển
  • Có khả năng phân hủy sinh học, loại vải này có khả năng tái chế cao hơn các loại vải khác
  • Có khả năng đề kháng với axit lỏng
  • Dễ nhuộm màu và lên màu rất tốt
  • Dùng để thiết kế may trang phục dễ dàng
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm

  • Gây ảnh hưởng khá lớn đến hệ sinh thái do phải lấy gỗ và các loại cây để sản xuất vải
  • Dễ cháy do được làm từ gỗ, bột cây thiên nhiên nên rất dễ cháy, khả năng chống mọt kém
  • Vải này rất dễ bị phá vỡ cấu trúc bởi nước thế nên người ta thường chọn cách giặt khô đối với loại vải này

Các loại vải Viscose có trong đời sống thường ngày

Viscose nguyên chất

Đây là loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong thị trường hiện nay. Khi bị ướt thường bị co lại, loại vải  này nên đi giặt khô, thường được may quần áo và đồng phục hoặc đồ nội thất trang trí nhà cửa

Rayon độ bền cao

Chất liệu Rayon này có độ bền tốt, do được tráng thêm cao su để ổn định kết cấu và chống ẩm. Loại này chịu lực rất tốt, được dùng để làm đai xe ô tô, lốp xe, trang phục yêu cầu phải có độ bền cao

HWM Rayon

Loại này này có khả năng thấm hút tốt hơn loại vải thông thường. Loại vải này được cải thiện do loại truyền thống có tính kỵ nước nên được cải thiện để người dùng dễ dàng bảo quản hơn. Thường được dùng để may đồ thể thao, đồng phục…

Ứng dụng của vải Viscose trong ngành may mặc

  • Được dùng để sản xuất áo thường phục, mặc hằng ngày, đồng phục
vải may từ vải viscose
vải may từ vải viscose
  • Sản xuất đồ thể thao, đồ trượt tuyết, áo sơ mi, áo khoác nhẹ
  • Dùng để may vỏ chăn, vỏ gối, ga trải giường, rèm cửa
  • Dùng để sản xuất lốp xe, sản xuất đai ô tô, sản xuất giấy bóng kính

Các cách bảo quản vải Viscose

  • Nên giặt tay với nước lạnh
  • Không nên giặt máy giặt, nếu buộc giặt máy thì nên để chế độ giặt nhẹ, không dùng các loại xà phòng, nước giặt, bột giặt có độ tẩy cao
  • Không nên vắt và dùng khăn bông khô để thấm nước sau đó treo lên móc để khô tự nhiên

Vừa rồi là những kiến thức cần biết về vải Viscose còn điều gì thắc mắc thì nhớ liên hệ ngay với đồng phục Vina để được giải đáp thắc mắt nhé!

Chờ đổi màu...



call
Điện thoại
call
Zalo
messenger
Messenger