Vải nỉ là gì? Ưu nhược điểm và các loại vải nỉ phổ biến hiện nay

Vải nỉ thường được sử dụng để may các loại quần áo thu đông. Đây là chất liệu vải được yêu thích sử dụng trong mùa đông. Vậy vải nỉ là gì? Các ưu nhược điểm của chúng như thế nào? Có bao nhiêu loại vải nỉ hiện trên trên thị trường? Hãy cùng Đồng Phục Vina tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

vải nỉ là gì
vải nỉ là gì

Vải nỉ là gì

Vải nỉ có tên gọi khác là Polar Fleece, là sự kết hợp của 2 thành phần là vải và len được dệt xen với nhau, bề mặt mỏng, có một lớp lông mềm mại nhờ đó tăng cường khả năng giữ ấm tốt. Đặc biệt đây là loại vải có thể sử dụng cả 2 mặt nên chúng mang đến cảm giác mềm mại và ấm áp khi mặc, đặc biệt là trong mùa thu đông.

Lịch sử hình thành vải nỉ

Chất liệu vải nỉ ban đầu được sản xuất trong nền văn minh cổ đại. Các bộ lạc du mục ở vùng Bắc Trung Á đã sử dụng vải này cho quần áo và lều trại của họ. Tiếp đó, nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ khoảng những năm 1990 và được phát triển, cải tiến, sử dụng cho đến ngày nay. Vải nỉ ngày nay được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ cuộc sống hàng ngày như: quần áo – đặc biệt dùng nhiều cho áo khoác Hoodie, chăn gối, vỏ bọc ghế, thảm, đồ handmade, …

Quy trình sản xuất vải nỉ

Quy trình sản xuất vải nỉ gồm 7 bước như sau:

  • Bước 1: Pha trộn nguyên liệu
  • Bước 2: Chải thô sợi
  • Bước 3: Dệt vải nỉ
  • Bước 4: Phơi khô vải nỉ
  • Bước 5: Ép chặt
  • Bước 6: Làm sạch vải nỉBước 7: Cán màng vải.

Sau đó, chất liệu nỉ thành phẩm được mang đi phân phối hoặc được tạo hình theo các mẫu thiết kế có sẵn. Vải nỉ rất dễ cắt, có thể đáp ứng yêu cầu của các nhà thiết kế. Mức giá của vải có nhiều phân khúc và phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Các ưu và nhược điểm của vải nỉ

Ưu điểm

  • Mềm mại và ấm áp: Đây là đặc tính mà vải nỉ “kế thừa” từ chất liệu len. Những lớp lông tơ mềm mại ở cả mặt trong và ngoài của vải chính là “vũ khí bí mật” để tạo nên sự mềm mại, ấm áp bất ngờ cho chất liệu này.
  • Vải nỉ có thể sử dụng được cả hai mặt: Do cấu trúc hai mặt song song đặc biệt nên vải nỉ cũng như các sản phẩm làm từ loại vải này không phân biệt trái, phải. Vì vậy có thể dùng cả hai mặt vải để sáng tạo trong thiết kế thời trang.
  • Đa dạng về màu sắc: Màu sắc của vải nỉ vô cùng đa dạng, phong phú, phù hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Cùng với đó, vải cũng khó bị phai màu, bạc màu theo thời gian.
  • Giá thành rẻ: Vải nỉ có thể dễ dàng mua được tại nhiều cửa hàng với mức giá vô cùng phải chăng. Cũng chính vì lý do này mà vải nỉ rất hay được sử dụng để làm đồ handmade.

Nhược điểm

  • Dễ thấm nước: Vải nỉ tuy dày nhưng được làm những sợi cotton nên có đặc tính thấm nước và hút nước rất tốt. Điều này có thể mang lại cảm giác khô thoáng cho người mặc song với các sản phẩm nội thất sử dụng vải nỉ như ghê sofa thì lại gây khó khăn không nhỏ trong việc vệ sinh và phơi khô.
  • Nóng, bí vào mùa hè: Vải nỉ là chất liệu cho mùa đông nên sẽ không phù hợp vào mùa hè.
  • Dễ bám bẩn: Chất liệu nỉ vô cùng dễ bám bẩn và bám bẩn rất lâu. Những vết bẩn này sẽ không thể lau sạch mà hết, chúng chỉ biến mất khi bạn đem ngâm và giặt.

Các loại vải nỉ phổ biến trên thị trường

các loại vải nỉ phổ biến
các loại vải nỉ phổ biến

Vải nỉ thông thường

Loại vải nỉ này có bề mặt lông khá thô. Vải có độ co giãn tốt, nhưng mình vải hơi mỏng và mềm. Nhờ có màu sắc đa dạng và giá thành khá mềm, nên thường được sử dụng để may các sản phẩm bình dân, giá rẻ như: gối ôm, gấu bông và các đồ dùng handmade,…

Vải nỉ bông là gì

Vải nỉ bông có bề mặt và thành phần vải giống như loại vải nỉ thông thường. Tuy nhiên, dòng vải nỉ bông có mặt trái (mặt trong) có lớp lông tơ dài và mềm mịn hơn. Dòng vải nỉ này thường được dùng để may lót cho các dòng áo khoác thể thao hoặc áo khoác thời trang mùa Đông hoặc Thu đông.

Vải nỉ cotton là gì

Vải nỉ cotton là chất liệu vải nỉ có bề mặt được phủ một lớp lông tơ mềm mịn. Tuy nhiên những lông tơ ấy có thành phần là sợi 100% cotton tự nhiên. Vì vậy, loại vải nỉ cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mặc rất mát vào mùa hè. Và giữ nhiệt tốt, mặc ấm vào mùa đông. Vì vậy nó được sử dụng rất nhiều để may áo khoác thể thao nam hoặc đồ bộ thể thao 1 lớp rất đẹp

Vải nỉ Polyester

Ngược lại với loại vải nỉ cotton, vải nỉ Polyester có thành phần là các sợi Polyester. Tuy vải mặc khá nóng, nhưng rất dai và bền, vì vậy dòng vải nỉ này không thích hợp cho việc may quần áo, mà được sử dụng nhiều cho việc bọc lót ghế sofa, bàn bida,…

Vải nỉ Hàn Quốc là gì

Vải nỉ Hàn Quốc là dòng vải nỉ cao cấp nhất hiện nay. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa dòng vải nỉ bông và vải nỉ cotton. Nghĩa là dòng vải nỉ có bề mặt mềm mịn, độ co giãn vừa phải, mặt trong của vải có lớp bông tơ vô cùng mịn màng và mát tay; Các sợi bông tơ ấy có thành phần là 100% cotton, nên rất tốt cho da.

Cách phân biệt vải nỉ

Có 2 cách để bạn có thể phân biệt vải nỉ thật giả

Cách 1: Dùng mắt quan sát

Nếu bạn nhìn thấy trên bề mặt miếng vải có một lớp lông ngắn, sợi mềm thì đó là loại vải nỉ tốt.

Cách 2: Dùng tay sờ vào miếng vải

Dùng tay sờ vào vải nếu bạn thấy cảm giác mềm mại ấm áp thì đó là vải nỉ tốt.

Các ứng dụng của vải nỉ

  • May quần áo thời trang Thu – Đông
  • May sofa
  • May chăn gối
  • May đồ trang trí

Cách bảo quản vải nỉ

  • Sử dụng nước lạnh để vệ sinh sản phẩm bằng vải nỉ. Tuyệt đối không nên chà xát, vò vải quá mạnh như thế sẽ làm cho bề mặt của vải bị xù lông, gây biến dạng.
  • Bạn nên ngâm trang phục vải nỉ trong dung dịch nước xà phòng từ 20 đến 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, sau đó vò nhẹ nhàng.
  • Hạn chế giặt vải bằng máy giặt, tốc độ xoay của buồng máy có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của vải. Nếu như không thể giặt tay, bạn có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được dài lâu.
  • Xả vải bằng nước sạch cho tới khi hết xà phòng. Bạn cũng có thể sử dụng thêm nước xả để làm cho vải được thơm lâu hơn. Không nên vắt vải quá mạnh, thay vào đó hãy bóp nhẹ để nước có thể chảy ra từ từ.

Kết bải

Trên đây là phần bài viết giới thiệu về vải nỉ là gì, hy vọng giúp ích được các bạn đọc.

Mời xem thêm:

vải su là gì

vải cotton là gì

vải lụa tơ tằm là gì

Chờ đổi màu...



call
Điện thoại
call
Zalo
messenger
Messenger