Vải Denim là gì? Phân biệt vải Denim và vải Jeans

Vải Denim là một loại vải hầu như ai cũng biết và được ứng dụng rất nhiều trong may mặc, và được ưa chuộng rất nhiều trên toàn thế giới. Thế nhưng đâu phải ai cũng biết về nguồn gốc của loại vải này, những ưu nhược điểm, những ứng dụng hay ngay cả cách bảo quản loại vải này cũng không ít người không hề biết. Vậy vải denim là gì? Sau đây Đồng phục Vina xin được chia sẻ với mọi người hiểu biết của mình về loại vải này nhé!

vải denim là gì
vải denim là gì

Vải Denim là gì?

Đây là một loại vải được làm từ các sợi cotton, vải denim được cấu thành bằng cách đan nhiều sợi màu trắng và màu chàm với nhau. Quy tắc là sợi chàm chạy dọc, sợi trắng chạy ngang. Ngoài ra ta có thể thấy được vải này còn được kết hợp với polyester hoặc là lycra. Với sự kết hợp này cho ra thành phẩm là một loại vải có khả năng chống sự co rút và nhăn. 

Vải Denim có một màu truyền thông là màu xanh lam nhờ thuốc nhuộm chàm. Vải này có đặc điểm là hơi cứng do mật độ các sợi denim trong vải là rất cao. Loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong may mặc, được sử dụng để sản xuất quần áo rất nhiều.

Nguồn gốc của vải Denim

Từ “ Denim” có nguồn gốc từ “ serge de nimes”. Loại vải này được phát minh từ đất nước Pháp, từ thành phố Nimes. Vào cuối thế kỷ 18 thì loại vải này được nhuộm thành màu chàm, để tạo thành màu xanh lam. Sau đó loại vải này được sản xuất thành quần jean, hay còn gọi là quần bò, có màu xanh dương.

Việc sử dụng vải denim có niên đại từ thế kỷ 17. Vào những năm 1800, nhu cầu về một loại vải bền vững cho công nhân khai thác mỏ đã dẫn đến nguồn gốc của loại vải này (Strauss, 2018). Levi Strauss (doanh nhân) và Jacob Davis (một thợ may) cùng bắt tay nhau hợp tác để tạo ra quần denim, được làm từ vải loại vải cotton dệt chéo rất bền và được gia cố bằng đinh tán ở các điểm quan trọng để kéo dài tuổi thọ của nó.

cha đẻ vải denim
cha đẻ vải denim

Từ đây, người dân Pháp bắt đầu đi khai thác mỏ và mặc chiếc quần được làm từ vải Denim hay còn gọi là quần jean ra đời. 

Quần áo Denim là một biểu tượng cho sự nổi loạn của thế hệ trẻ vào những năm 1950. Hầu như giới trẻ ai cũng sở hữu cho mình trang phục được làm từ Denim.

Cách nhận biết vải Denim 

Loại vải này có đặc điểm là dai bền, được dệt chéo theo các hình con thoi. Các sợi trắng chạy  ngang các sợi dọc màu chàm. Tạo nên những đường chéo trên bề mặt vải.

đặc điểm vải denim
đặc điểm vải denim

Vải Denim thường có một màu xanh đặc trưng và có những màu trắng điểm lên. Những đặc điểm trên là những đặc điểm vô cùng phổ biến của loại vải này để nhiều người có thể nhận biết được và chọn lựa

Các loại vải Denim trong đời sống thường ngày

Vải Denim dry

Loại vải này có màu xanh đậm, khi giặt rất dễ bị pha màu và bị mất màu và mất dáng sau khi giặt và sử dụng nhiều, chính vì thế nó không được ưa chuộng

Vải Denim raw

Loại vải này chưa được giặt khi nhuộm chính vì thế có màu xanh lam đậm. Đây là màu gần như nguyên bản, chất vải này khi làm thành trang phục thì rất đứng dáng, và nặng

Vải Denim Selvedge

Loại vải denim này là được may biên, có đặc điểm là có các sọc trắng ở biên. Đây là loại vải denim chất lượng cao và được đánh giá là bền nhất hiện nay

Vải Denim cotton 100%

Loại vải này được làm hoàn toàn từ cotton với hai màu xanh và trắng. Loại vải này có màu xanh nước biển cổ điển, loại vải này có màu sắc tương đồng với vải jean nên đôi khi được gọi là denim jean

Vải Denim Poly

Loại vải này dành cho những tín đồ thích màu sắc của Denim  nhưng lại thích chất lượng vải poly vì khi giặt thường khô rất nhanh, nhẹ, và làm cơ thể trông cân đối. Loại này thường được sản xuất làm quần skinny jean

Vải Denim Stretch

Loại vải này có hai thành phần là vải denim 98% và spandex 2%. Loại vải này sẽ giúp người mặc hoạt động di chuyển linh hoạt hơn và làm thoải mái khi mặc không bị bó vào người

Vải Denim mỏng

Đây là loại rất nhẹ, thường được sản xuất là áo cho trẻ sơ sinh

Vải denim Nhật Bản

Đây là loại vải được đánh giá rất cao vì chất lượng tốt nhất hiện nay, đây là một loại vải denim thượng hạng nhất. Được dệt chặt từ những khung dệt kiểu cũ, phần cạnh được quấn chặt, khi may không cần quấn biên quá phức tạp

Những ưu nhược điểm của vải Denim

  • Ưu điểm của loại vải này là độ bền rất cao, được thiết kế hai lớp cực kỳ chắc chắn. Các sản phẩm được làm từ loại vải này đều có thể sử dụng lâu dài. Các loại vải cao cấp hay được bảo vệ đúng cách thì có thể mặc trong nhiều năm mà không bị mòn, hay rách. Cách bảo quản dễ dàng, chỉ cần tránh những nơi có độ ẩm cao, chúng ta có thể gấp gọn để trong tủ. Vải Denim là một trong những xu hướng thời trang không bao giờ lỗi mốt, những bộ đường phố bụi bặm, những bộ quần áo phá cách năng động, trẻ trung đều được thiết kế từ vải Denim. Hơn nữa độ thoáng khí từ loại vải này rất cao luôn cho người mặc cảm thấy thoải  mái, không bị ngột ngạt, thấm hút rất tốt. Màu sắc bền với thời gian, dùng lâu nhưng màu không phai và hơn nữa loại vải này cũng khó bị nhăn hay bị nhàu.
  • Nhược điểm của loại vải này là sẽ mất nhiều thời gian để loại vải này khô hoàn toàn, nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ gây ra mùi hôi. Độ co giãn cũng thấp chính vì thế loại vải này không được sử dụng để may các bộ quần áo thể thao.

Phân biệt vải denim và vải jeans – Tại sao có 2 tên gọi này?

Denim và jeans là 2 từ thường bị nhầm lẫn và sử dụng thay thế nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Thực chất, đây là 2 từ khác nhau cần phân biệt.

Nếu như denim là từ chỉ chất liệu vải, thì jeans là từ dùng để chỉ loại trang phục, chính là chiếc quần jeans hay quần bò mà bạn thường mặc. Nói một cách dễ hiểu, tất cả các loại quần jeans đều có thể được gọi là denim, nhưng denim không chỉ là quần jeans mà còn có thể là áo khoác, chân váy, túi xách hoặc các sản phẩm khác…

Ứng dụng của vải Denim trong đời sống thường ngày

  • Được sử dụng nhiều trong may mặc như may áo khoác, quần , áo sơ mi, giày vải denim. túi xách, balo, thắt lưng…
  • Được sử dụng trong lĩnh vực nội thất như bọc đi văng, vỏ gối ôm…
  • Còn được sử dụng trong trang trí xe hơi, hay làm chất liệu vẽ tranh

Cách bảo quản vải Denim

cách bảo quản vải denim
cách bảo quản vải denim
  • Khi giặt hãy lộn mặt trong ra ngoài trước khi giặt
  • Hạn chế sử dụng nước nóng hay máy sấy
  • Giặt loại vải này cần giặt bằng nước lạnh
  • Nên dùng nước giặt để giặt
  • Tránh giặt chung với các quần áo sáng màu
  • Nên dùng nước xả vải
  • Không nên giặt thường xuyên
  • Phơi nơi khô ráo thoáng mát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

call
Điện thoại
call
Zalo
messenger
Messenger