Vải CVC là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng trong may mặc của vải CVC

Vải CVC là một trong những loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay, và càng ngày càng phổ biến hơn, thường được dùng để may đồng phục, thường phục, sản xuất các đồ nội thất trang trí trong gia đình, khách sạn, nhà hàng… Vậy mà nhiều người không biết về vải CVC cũng như gốc gác của loại vải này. Trong bài viết này Đồng Phục Vina sẽ phân tích rõ ràng hơn cho các bạn vải CVC là gì nhé!

vải CVC là gì
vải CVC là gì

Vải CVC là gì

Vải CVC có tên tiếng Anh đầy đủ là Chief Value of Cotton, thường được viết tắt thành CVC. Loại vải này được cấu thành từ hai nguyên liệu là bông cotton tự nhiên và sợi Polyester nhân tạo. Trong đó bông chiếm 60% hoặc 65% còn lại thì sẽ là Poly. Có hai loại vải là CVC 60/40 và CVC 65/65

vải CVC 60/40
vải CVC 60/40
vải CVC 65/35
vải CVC 65/35

Phân biệt hai loại vải CVC

  • CVC 60/40 đây là loại được dệt từ cotton và poly tỉ lệ là 60:40. . Kiểu dệt được áp dụng để tạo ra vải CVC 60/40 là kiểu dệt vân điểm 1/1, chéo 2/1 hoặc chéo 2/2. Mật độ dệt của vải theo chiều dọc khoảng 40-150 sợi, mật độ dệt theo chiều ngang khoảng 26 -110 sợi.
  • Vải CVC 65/35 là loại vải được dệt thành từ sợi tự nhiên và sợi nhân tạo với tỷ lệ 65% cotton: 35% polyester. Vải CVC có giá thành rẻ hơn vải cotton 100% nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng gần giống như vải cotton 100%, chính vì thế vải CVC 65/35 được thay thế cho vải cotton 100% rất tốt.

Những ưu điểm và nhược điểm của vải CVC

đặc điểm vải CVC
đặc điểm vải CVC

Ưu điểm

  • Sợi vải mềm mại, co giãn tốt do có thành phần là sợi cotton nên sợi vải rất mềm mịn hơn nữa độ co giãn lại tốt
  • Khi mặc đem lại cảm giác thoải mái, thoáng mát vì loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, nên khi mặc có cảm giác thoải mái, mát mẻ, thường được dùng để may đồ mặc mùa hè
  • Vì có sự pha trộn giữa hai loại vải nên độ bền của loại vải này rất tốt, giữ được form áo lâu hơn so với các loại vải khác
  • Loại vải này còn có khả năng chống co rút rất tốt, không bị nhăn khi giặt, rất tiện lợi
  • Ưu điểm của loại vải này là có tính kháng khuẩn, chống ẩm mốc, hay là bụi bẩn
  • Mẫu mã đa dạng, chi tiết hoa văn bắt mắt, được thiết kế theo nhiều dạng, kẻ caro, kẻ sọc, kẻ ngang, màu sắc phong phú
  • Vải CVC còn rất bền màu, được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính nên bền màu,khi giặt không bị phai màu 
  • Loại vải này còn rất thân thiện với môi trường, không gây ngứa hay kích ứng da

Nhược điểm

  • Giá thành khá cao vì có thành phần là bông cotton tự nhiên, nên giá thành sẽ cao hơn các loại vải thông thường
  • Không mát bằng vải cotton 100%
  • Sẽ bị xù lông nhẹ sau một thời gian sử dụng
  • Co giãn quá mức, khi dùng lâu sẽ bị bai nhão, chảy xệ
  • Lâu khô do vải CVC khá dày nên phơi sẽ khá lâu khô, gây bất tiện trong quá trình giặt ủi
  • Có những lỗ nhỏ trên bề mặt vải

Ứng dụng của vải CVC trong đời sống thường ngày

  • Dùng để may áo thun, áo đồng phục cho công ty, cho các doanh nghiệp xí nghiệp, trường học, nhà hàng khách sạn, quán cà phê, nhân viên văn phòng…
  • Dùng để may thường phục, các trang phục mặc hằng ngày, mặc ở nhà, may được áo đủ các mùa xuân, hạ, thu đông
  • Dùng để may áo sơ mi, áo thun cổ tròn, áo cổ trụ…
  • Được dùng để sản xuất khăn tắm, vỏ gối, vỏ ga, khăn quàng cổ
  • Dùng để làm một số loại vật dụng trong nhà hàng khách sạn như chăn ga, vỏ gối, khăn lau bát, khăn tắm, khăn trên bàn ăn, khăn trải bàn, rèm cửa, thảm trải.

Cách phân biệt vải CVC

Vải CVC có nhiều đặc điểm và tính chất khác biệt rõ rệt so với các loại vải khác nên việc phân biệt vải CVC không hề khó.

Đầu tiên chọn một mẫu vải CVC nhỏ để thử theo cách cách dưới đây:

  • Nhận biết bằng lửa: Đốt mẫu vải CVC bằng lửa. Nếu vải cháy nhanh, có mùi nhựa và tro vón thành cục nhỏ thì đó là vải CVC.
  • Nhận biết bằng nước: nhúng mẫu thử vào nước, vải CVC sẽ thấm nước nhanh chóng.
  • Nhận biết bằng tính chất vải: Vò kỹ vải CVC, nếu kết quả là ít nhàu thì đấy là vải CVC.

Các loại vải CVC trong đời sống thường ngày

  • Vải CVC 2 chiều
  • Vải CVC 4 chiều
  • Vải CVC 100% cotton
  • Vải CVC 35/65
  • Vải CVC 65/36
  • Vải CVC PE
  • Vải CVC Poly

Các cách bảo quản vải CVC

  • Không để ở nơi ẩm ướt vì loại vải này rất dễ bị ẩm mốc
  • Giặt ngay sau khi mặc để tránh có mùi hôi
  • Phơi áo nên lộn mặt trái ra ngoài để tránh làm bay màu của áo

Giá vải CVC hiện nay bao nhiêu?

Vải CVC có nhiều màu sắc và cách in đã tạo nên các sợi vải khác nhau tùy theo các cơ sở sản xuất vải. Vì vậy, trên thị trường hiện nay có sự chênh lệch về giá của vải CVC.

Hiện tại, giá vải CVC trung bình là khoảng 88.000 vnd/1 kg đến 130.000 vnd/1 kg cho trong lượng 2m7 – 3m và khổ 1m68 – 1m8. Tuy nhiên, có sự chênh lệch giá giữa các màu sắc vải. Cụ thể, vải CVC màu đậm có giá cao hơn khoảng 16.000 vnd/1 kg đến 36.000 vnd/1 kg so với vải CVC màu nhạt.

Vừa rồi là những kiến thức căn bản về vải CVC nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy đặt ngay câu hỏi cho đồng phục Vina nhé, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn, rất hân hạnh được phục vụ các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

call
Điện thoại
call
Zalo
messenger
Messenger