Gaslighting là gì? Và Những Điều Bạn Nên Biết

Gaslighting là gì? Đây được cho là hình thức thao túng tâm lý con người kinh điển. Điều mà những kẻ lạm dụng tâm lý thường sử dụng với các nạn nhân nhằm đạt được mục đích cá nhân nào đó.

Khi bị gaslight (hay gaslighting) , bạn sẽ tin tưởng vào những điều bịa đặt, thay đổi quan điểm của mình và bị người đó thao túng tâm lý. Để vượt qua các tác động tiêu cực khi bản thân mình bị tổn thương, bạn hãy cùng tìm hiểu gaslight là gì nhé. 

Gaslight là gì? 

Gaslight là việc sử dụng các thông tin sai lệch, thiếu căn cứ để thao túng, kiểm soát và hành hạ người khác hòng có được quyền lực và sự kiểm soát tâm lý, tinh thần của nạn nhân. Người thao túng dùng lời nói sẽ khiến nạn nhân lo sợ và dần dần không còn tự tin vào bản thân mình. Sự tự nghi ngờ kéo dài sẽ dần dần khiến nạn nhân không còn tin tưởng và dễ dàng bị thao túng bởi những người khác nữa. Đây là một quá trình diễn ra từ từ và rất khó phát hiện. Lúc đầu, bạn sẽ luôn cảm thấy tội lỗi khi nghi ngờ người thao túng mình. 

Nguồn gốc của gaslighting 

Gaslighting là thuật ngữ xuất phát từ vở kịch “Gas Light”. Chúng được biểu diễn vào năm 1938 tại Broadway, New York. Nội dung vở kịch được tác giả Patrick Hamilton nghiên cứu và viết từ những năm 1930. 

gaslighting là gì
gaslighting là gì

Nội dung vở kịch kể về một người đàn ông Jack Manningham và người vợ Bella của anh. Trong đó, Jack đã tìm mọi cách thuyết phục và thao túng trái tim Bella bằng việc gây nên các sự cố bất ngờ. Trong các hành động đó của Jack nhằm thuyết phúc Bella rằng cô bị chứng mất trí nhớ rồi dần trở nên điên loạn. Mục đích tiếp theo của Jack là khống chế và lợi dụng cô vợ xinh đẹp của mình. 

Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch "Gas Light" 
Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch “Gas Light”

Sau này, thuật ngữ được mọi người dùng để mô tả một hình thức thao túng và lợi dụng tâm lý. Trong đó, người thao túng sẽ có các hành động thao túng tinh thần để nạn nhân cảm thấy nghi ngờ về mình. Kiểu thao túng này cũng được dùng trong những mối quan hệ tình cảm, hôn nhân ở chốn công cộng với mục tiêu ép buộc hoặc lạm dụng người khác. 

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị gaslighting 

Nạn nhân thường xuyên xin lỗi 

Những kẻ gaslighting thường có những hành động làm nạn nhân cảm thấy tội lỗi. Một trong số đó là sử dụng lời nói để kích động tâm lý của nạn nhân. Theo đó, những kẻ thao túng tâm lý này sẽ đóng giả làm người bị hại buộc nạn nhân phải xuống nước xin lỗi. 

Nạn nhân thường xuyên bị phán xét 

Khi đã đưa bạn vào cái bẫy gaslighting thì những kẻ này sẽ tạo nên các tình huống để đánh giá hành động của nạn nhân. Bằng chứng là họ sẽ dẫn dắt nạn nhân vào trong chính ý nghĩ của họ. 

Để tránh bị gaslighting, bạn cần tạo cho mình sự tự tin
Để tránh bị gaslighting, bạn cần tạo cho mình sự tự tin

Những hành động phán xét của những kẻ thao túng này luôn có lập luận rõ ràng và liền mạch. Tuy nhiên, xét về thực tế thì thông tin của những kẻ này đưa ra chỉ mang tính chất tương đối. Mục đích chính làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng hoang mang và đầy tội lỗi. 

Gaslighter thường xuyên nói dối có mục đích 

Ngạn ngữ có câu “Nếu bạn lặp lại lời nói dối này thì điều đó sẽ được thừa nhận là đúng”. Điều này là cách mà những kẻ thao túng tâm lý thường làm nhất với nạn nhân. Họ sẽ tạo nên một câu chuyện không có thực hoặc bóp méo sự thật nhằm xúc phạm, đe dọa, lăng mạ, thậm chí huỷ hoại hình tượng của nạn nhân. 

Những dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình đang bị gaslighting 
Những dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình đang bị gaslighting

Ngoài ra, sự dối trá của của những kẻ này cũng biểu hiện trong việc che đậy sự thật. Điều này là họ dễ đổ tội cho người khác hoặc vờ không hay biết gì về các thiệt hại do kẻ thao túng tâm lý gaslighting đã gây ra. 

Nạn nhân luôn bị so sánh với người khác 

Thủ thuật so sánh con với một kẻ vượt trội hơn điều mà các gaslighter thường hay làm. Thông thường, thủ thuật này thường dễ gặp nhất ở các bậc cha mẹ, khi họ thường xuyên đem còn cái ra để so sánh với những đứa trẻ hoặc sự vật hiện tượng khác theo hướng “dìm” con xuống. 

Tuy nhiên, xét trên góc độ của giáo dục thì nó như một lời “buộc tôi” thừa nhận rằng chính con là căn nguyên của mọi chuyện – Đó là vì con ăn học giống người ta, gia đình có điều kiện hơn mà lại chẳng có tí thành tích gì. 

Lời kết

Khi đã hiểu rõ về gaslight là gì, bạn sẽ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mà bạn tin tưởng nhất để giúp bạn bước qua sự hoang mang và lo lắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự nâng cao nhận thức của bản thân nhằm mục đích hình thành sự tự tin cho mình và vượt qua hiệu ứng thao túng tâm lý gaslighting.

Chờ đổi màu...



call
Điện thoại
call
Zalo
messenger
Messenger