Gen Z là gì? Gen Z là từ năm nào so với gen Y ra sao?

Trong vài năm gần đây, gen Z là cụm từ được cư dân mạng và cộng đồng, báo chí nhắc đến rất nhiều, nhắc đến ở đây không chỉ là ở phương diện tích cực mà còn là tiêu cực. Để hiểu rõ gen Z là gì và mọi người nhắc gì về gen Z? Hãy cùng Đồng phục Vina tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

gen Z là gì
gen Z là gì

Gen Z là gì?

Gen Z (thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012. Gen Z hay còn gọi với các tên gọi khác là Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Post millennials, Homeland Generation hay hậu Millennials,…

Những bạn trẻ thuộc Thế hệ Z lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động. Vì vậy, điều này đã tạo ra những nhận thức mạnh mẽ của Gen Z về sức mạnh của thông tin, truyền thông đại chúng, trải nghiệm ảo và toàn cầu hóa. Có lẽ được sinh ra trong thời điểm đặc biệt như này mà gen Z luôn có một đặc điểm chung là thích tìm tòi, sáng tạo và luôn tò mò với thế giới.

👉👉👉 Mời xem thêm!👉👉👉

Công ty may đồng phục đẹp, chất lượng

Mẫu áo thun đồng phục đẹp, chất lượng

Mẫu tạp dề đồng phục đẹp, chất lượng

Dịch vụ in áo thun theo yêu cầu

Thế hệ trước gen Z

Trước thế hệ gen Z thì là thế nào? Đồng phục Vina gửi đến bạn những thông tin đó nhé:

  • Thế hệ im lặng (The Silent Generation): Sinh trước năm 1946. Họ là nhóm người sinh ra và lớn lên trong điều kiện khó khăn nhất khi kinh tế và chính trị còn bất ổn. Hoàn cảnh sống đã mang lại lối cư xử thận trọng, tận tâm và mưu cầu cuộc sống ổn định của họ. Đây cũng chính là thế hệ ông bà của nhiều bạn trẻ Gen Z đời đầu ngày nay.
  • Thế hệ Bùng Nổ Trẻ Sơ Sinh (Baby Boomers): Sinh năm 1946-1964. Có 2 kiểu người phổ biến của thế hệ này. 1 là đã về hưu nghỉ ngơi, ổn định cuộc sống. 2 là thường có sự nghiệp vững vàng với các vị trí cao cấp (CEO,…). Nắm giữ những “chiếc ghế” giỏi giang cũng đồng nghĩa với tham vọng cao, sự trung thành, kỷ luật, tập trung vào công việc của họ.
  • Thế hệ X (Gen X): Sinh năm 1965-1980 và họ cũng được coi là đã có tuổi vào thời điểm hiện tại, chịu ảnh hưởng của nếp sống thế hệ cũ. Họ được đánh giá là nhóm có học thức, hướng tới công việc ổn định, làm việc độc lập, tự chủ, tháo vát và linh hoạt.
  • Thế hệ Y (Gen Y): Nhóm người sinh ra từ năm 1980 đến năm 1994.

Thế hệ sao gen Z

Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,… thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.

Thế hệ Z (Gen Z) được được sinh ra trong thời đại Internet phát triển, được tiếp cận với công nghệ ngay từ bé. Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá, có tư duy về tiền tệ, kinh tế, được hy vọng là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai.

Gen Z so với gen Y – Khác biệt nhưng không cách biệt

các thế hệ Gen theo thời gian
các thế hệ Gen theo thời gian

Công nghệ:

– Gen Y: 

  • Sinh ra trong thời đại công nghệ chưa phát triển 
  • Sử dụng đầu DVD để phát phim, video ca nhạc 
  • Máy tính cồng kềnh và kết nối internet có dây. 

– Gen Z:

  • Sống trong thời điểm công nghệ đã thay đổi vượt bậc
  • Tiếp xúc nhiều với các công nghệ 4.0 hiện đại 
  • Sử dụng điện thoại thông minh, ipad 
  • Laptop cá nhân và kết nối mạng không dây (wifi)

Chính vì sự khác biệt này, giữ gen Y và gen Z sẽ có những cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Chúng ta có thể hiểu Gen Y đang trong giai đoạn hòa nhập cùng công nghệ nhưng gen Z là thế hệ đã và đang tiếp xúc với các công nghệ hiện đại ngay từ đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của mỗi đối tượng. 

Nền kinh tế

Gen Y và Gen Z đều có những suy nghĩ và hành vì sử dụng tiền bạc khác nhau. Trong khi cả hai đều quan tâm đến tài chính của họ và đầu tư vào những khoản có thể cải thiện bản thân, ví dụ như giáo dục, và học ở ngôi trường đại học tốt hơn.

  • Gen Y chỉ mua sản phẩm của bạn, khi bạn có thể nêu những điểm nổi bật, thú vị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. 
  • Gen Z sẽ mong muốn nhận được các sản phẩm có giá trị hoặc thiết thực với họ trong cuộc sống hàng ngày. 

Gen Z trong mắt người khác

thế hệ gen Z trong mắt người khác
thế hệ gen Z trong mắt người khác

Tự tin hay tự cao?

Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và khát khao lớn được thể hiện mình. Điều này vô tình khiến cho sự hòa nhập tại chốn công sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn và dẫn đến không ít những cái nhìn tiêu cực về Gen Z. 

Những phân tích về thái độ, tâm lý cho thấy hình ảnh rất đối lập khi Thế hệ Z:

  • Thích học hỏi nhưng lại ngại bị phê bình và góp ý
  • Làm việc trách nhiệm nhưng không giỏi chịu áp lực
  • Thích nghi nhanh nhưng lại ít thoải mái nếu có quá nhiều thay đổi

Tham vọng hay tham lam?

Gen Z lớn lên trong thời kỳ áp lực kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà những áp lực và tiêu chuẩn cuộc sống của họ trở nên khác biệt hơn so với các thế hệ trước. Nhiều bạn trẻ thuộc Thế hệ Z nhận thức sâu sắc rằng cần tiết kiệm cho tương lai. Họ không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn cho bản thân mình để đảm bảo sự an toàn và tự chủ về mặt tài chính. 

Vì lẽ đó, sẽ không lạ khi nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy Gen Z đôi khi đòi hỏi một mức lương và đãi ngộ cao hơn so với khả năng và kinh nghiệm của họ. Đó cũng có thể nguyên nhân cho sự tùy hứng “thích thì nghỉ” của nhiều bạn trẻ Gen Z khi nhận được lời đề nghị với mức lương hấp dẫn hơn từ những nơi khác.

Thực dụng hay thực tế?

Chứng kiến áp lực tài chính từ phía gia đình đã trở thành động lực to lớn thúc đẩy Gen Z ngày càng quan tâm đến các vấn đề ổn định tài chính, tìm việc, tiết kiệm và đầu từ. Vậy nên, có thể nói, tư duy tài chính cũng chính là một trong những đặc điểm tính cách nổi trội của thế hệ Gen Z..

Có thể việc tập trung quá nhiều vào “đồng tiền” và lối sống vật chất khiến thế hệ trước đôi phần khó chịu. Song, điều này không thể được xem là thực dụng. Suy cho cùng những gì Gen Z phấn đấu cũng chính là để phù hợp với môi trường thực tế ngày càng trở nên cạnh tranh, khắc nghiệt.

Gen Z tại môi trường công sở

Tính cạnh tranh cao

So với những thế hệ trước, những bạn trẻ thuộc thế hệ Z luôn cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, từ việc vào được một trường đại học tốt, có điểm số vượt trội, cho đến một công việc với mức thu nhập cao Chính vì mang trong mình những ưu điểm vượt trội mà Gen Z có phần khác biệt hơn. Có thể nói, sự cạnh tranh là một động lực vô cùng quan trọng và liên tục thúc đẩy Gen Z thể hiện mình nhiều hơn.

Gen Z đã quen với phong cách làm việc có tính cạnh tranh và thích thử thách bản thân để đối đầu với người khác. Điều này có thể mang lại cảm giác tiêu cực cho những gen khác khi làm việc cùng Gen Z. Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh mà Gen Z tạo ra trong công việc lại giúp Gen có kết quả làm việc tốt hơn, tạo dựng nhiều giá trị tư duy hơn, sáng tạo hơn. 

Làm việc độc lập

Bản chất cạnh tranh của Gen Z góp phần khiến họ muốn tự kiểm soát công việc của mình và không dựa vào người khác để đạt được thành công cho bản thân. Cũng chính vì vậy mà các gen khác thường xuyên cảm thấy Gen Z tự cao trong giao tiếp và ngại lắng nghe những phê bình.

gen Z làm việc độc lập
gen Z làm việc độc lập

Tuy nhiên, Gen Z luôn chủ động tìm tòi và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, vì vậy họ có những ý kiến mạnh mẽ và muốn chúng được lắng nghe. Môi trường teamwork không phải là vấn đề đối với Gen Z, nhưng nhiều nhân viên trẻ thích được làm việc với các dự án cá nhân càng nhiều càng tốt. Bởi với Gen Z, bằng cách làm việc độc lập, họ sẽ có nhiều cơ hội thể hiện các kỹ năng, khả năng làm việc và cách tư duy để chứng tỏ bản thân trước nhà tuyển dụng.

Nhanh nhạy với công nghệ

Gen Z được sinh ra trong thời kỳ phát triển của Internet và các sản phẩm công nghệ, chính vì vậy, họ được xem như những người “sành” trong thế giới kỹ thuật số. Điều này tạo nên một lợi thế không nhỏ cho các Gen Z tại chốn công sở. Các đồng nghiệp có lẽ sẽ không quá ngạc nhiên khi một Gen Z có thể dễ dàng sử dụng thành thạo các loại máy móc trong văn phòng; hay thao tác nhanh nhạy với các phần mềm nội bộ phức tạp chỉ qua một vài lần hướng dẫn.

gen Z nhanh nhạy với công nghệ
gen Z nhanh nhạy với công nghệ

Thêm vào đó, họ cũng có thể vận dụng lợi thế này cực kì hiệu quả khi muốn tìm kiếm những thông tin, những ý tưởng kinh doanh mới hoặc một sáng kiến cải thiện công việc. Thế hệ Z tự tin rằng nếu họ cần thông tin thì họ sẽ có nhiều thủ thuật dễ dàng truy cập thông tin đó, nhờ vào khả năng sử dụng các công nghệ có trong tay một cách thành thục. 

Doanh nghiệp nên làm gì với nhân sự gen Z?

Tạo tính chất công việc linh động, tự do

Gen Y đã thay đổi cách chúng ta làm việc mãi mãi bằng cách thúc đẩy sự linh hoạt hơn ở nơi làm việc . Gen Z muốn tiếp tục làm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống hơn nữa. Nếu bạn muốn thu hút gen Z đến với công ty của mình và tránh thay đổi nhân viên cao, người quản lý nên làm như sau:

  • Thực hiện lịch làm việc linh hoạt với sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.
  • Thúc đẩy công việc từ xa và kết hợp các cơ hội.
  • Tôn trọng thời gian cá nhân.

Môi trường giao tiếp thường xuyên

Mỗi phần tử thuộc Gen Z đều là những thánh “ăn nói”. Do tính cách cũng như nhu cầu giao tiếp xã hội ngày càng lớn nên khoảng cách giữa Gen Z và những người lạ dường như đã không còn. Họ là những người xung phong bắt chuyện, chào hỏi mời gọi đồng nghiệp. Đặc biệt, khi tiếp xúc lần đầu với các ban trẻ thuộc thế hệ Gen Z chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu và không khí “người lạ” dường như bị xóa đi bởi sự cởi mở và luyên thuyên. 

Có một điểm đặc biệt trong tính cách của Gen Z chính là họ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự khác biệt về xuất thân, giới tính, xu hướng tình dục hay tôn giáo của những người xung quanh. Với những bạn trẻ thuộc Thế hệ Z, họ đánh giá và nhìn nhận một người phụ thuộc vào chính con người và tính cách, chứ không phải là từ xuất thân của người đó. 

call
Điện thoại
call
Zalo
messenger
Messenger