Nào! Bây giờ chũng ta cùng bắt đầu đi tìm hiểu cách phân biệt các loại vải thun dùng để may áo thun đồng phục hiện nay nhé!
CÓ BAO NHIÊU CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI THUN? VÀ ĐÓ LÀ NHỮNG CÁCH PHÂN BIỆT NÀO?
Hiện có rất nhiều cách để phân loại các loại vải thun hiện nay. Nhưng có 3 cách phân loại chủ yếu và quan trọng nhất đó là:
- Phân chia theo độ co giãn của vải: có vải co giãn 2 chiều và vải co giãn 4 chiều.
- Phân chia theo kiểu dệt (hay bề mặt vải): có vải thun trơn, vải thun cá sấu, vải thun cá mập
- Phân chia theo tỉ lệ % Cotton: có vải Cotton 100%, vải Cotton 65/35 (hay còn gọi là vải CVC), vải Cotton 35/65 (hay còn gọi là vải TC), vải PE.
Vải Cá sấu 65/35 co giãn 4 chiều là loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay
Để hiểu được tầm quan trọng của các cách phân loại trên, ta cùng lấy 1 ví dụ đơn giản như thế này:
Khi bạn liên hệ đặt may đồng phục tại 1 công ty, xưởng may nào đó; Thì nhân viên tư vấn sẽ hỏi bạn là: “Anh/chị muốn đặt may đồng phục với chất liệu gì?”
Thì câu trả lời của bạn phải kiểu như: Chất liệu A_B_C nhé!
Trong đó:
A: là kiểu dệt vải
B: là Tỉ lệ % Cotton
C: là Độ co giãn của vải.
VD: Chất liệu là Vải cá sấu 65/35 co giãn 4 chiều, hay Vải trơn Cotton 100% co giãn 4 chiều nhé,…
Bài viết liên quan:
>> Xưởng may đồng phục giá rẻ nhất tại hồ chí minh
>> Áo thun đồng phục là gì? Xưởng may áo thun đồng phục giá rẻ tại tphcm
SỰ KHÁC NHAU, CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA NHỮNG DÒNG VẢI THUN?
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu xem sự khác nhau giữa những dòng vải ấy là gì nhé!
Với 3 cách chia ở trên, cách chia theo độ co giãn và kiểu dệt khá đơn giản, nên mình sẽ lướt qua trước, để dành thời gian phân tích kỹ hơn về phân chia theo tỉ lệ Cotton nhé!
- Cách chia theo độ co giãn vải:
- Co giãn 2 chiều: Khi kéo mảnh vải, thì các sợ vải sẽ co giãn theo 2 chiều dọc của vải, chiều ngang không co giãn.
- Co giãn 4 chiều: ngược lại với vải co giãn 2 chiều, nghĩa là khi kéo mảnh vải, thì các sợi vải được kéo giãn ra theo 4 chiều ngang và dọc. So với vải 2 chiều, thì vải 4 chiều được sử dụng nhiều hơn, do có độ co giãn tốt nên tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc. Và vải 4 chiều sẽ có giá cao hơn vải 2 chiều nhé!
- Cách chia theo kiểu dệt (hay bề mặt vải):
- Vải thun Trơn: là kiểu vải được dệt từ những sợi vải đan khích nhau, tạo thành một bề mặt láng mịn.
- Vải thun Cá sấu: là kiểu vải được dệt từ những sợi vải đan xen vào nhau, tạo như hình mắt xích (nhìn giống mắt cá sấu – người ta mới gọi là vải thun Cá sấu)
- Vải thun Cá mập: là kiểu dệt giống như vải thun cá sấu, tuy nhiên các mắt xích nhìn lớn hơn, rõ hơn vải thun cá sấu.
- Cách chia theo tỉ lệ % Cotton:
Đầu tiên chúng ta cùng nhìn tổng quan vào hình phía dưới nhé:
Cách phân biệt các loại vải thun dựa vào tỉ lệ % Cotton
Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn ở phần nguồn gốc, ưu điểm, nhược điểm của dòng vải đó, cùng với những cách nhận biết đơn giản nhất nhé!
A. Vải Cotton 100%:
Nguồn gốc: Vải được dệt từ những sợ tơ tự nhiên (như sợi tơ tằm, sợi bông,…)
Ưu điểm: Do được dệt từ những sợ tơ tự nhiên, nên vải Cotton 100% có đặc tính thấm hút mồ hôi rất tốt, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Do đặc tính dẫn nhiệt kém của sợ tơ tự nhiên, nên tạo cho người mặc cảm giác mát hơn vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông.
Nhược điểm: Giá thành cao, dễ bị nhăn khi gấp xếp; Vải Cotton 100% mềm mại, không đứng vải, nên chỉ phù hợp với 1 số form áo.
Cách nhận biết:
- Vải Cotton 100% có màu sắc hơi trầm, bề mặt vải nhẵn mịn, khi sờ vải có cảm giác mềm mại, mát tay.
- Khi cho vải Cotton 100% vào nước, vải thấm nước cực nhanh, khi chúng ta vò nhẹ sẽ để lai vết nhăn.
- Khi đốt vải Cotton 100%, lửa cháy rất nhanh, có mùi như mùi giấy cháy, tro vải mịn, tan nhanh.
B. Vải Cotton 65/35 (hay vải CVC)
Nguồn gốc: Đây là chất liệu vải được pha trộn giữa sợi Cotton tự nhiên và sợi Polyester theo đúng tỉ lệ 65% sợi Cotton tự nhiên và 35% sợi Polyester.
Ưu diểm: Sợi vải có tỉ lệ Cotton khá cao, nên có độ thấm hút mồ hôi khá tốt, khi mặc tạo cảm giác dễ chịu và thoáng mát, so với vải Cotton 100%, thì vải Cotton 65/35 có giá thành thấp hơn và ít nhăn hơn khi ủi xếp; Đặc biệt, vải Cotton 65/35 có độ cứng vừa phải, nên may đẹp với nhiều form áo khác nhau, là lựa chọn của nhiều khách hàng may đồng phục giá rẻ hiện nay.
Nhược điểm: So với những dòng vải khác, thì giá thành còn hơi cao.
Cách nhận biết:
- Khi dùng lửa đốt, lửa bén khá nhanh, có chút mùi khói nhựa, tro gần như tan hết.
- Khi đem thấm nước, vải thấm khá nhanh, vò nhẹ không bị nhàu.
- Đây là dòng vải được sử dụng nhiều nhất trên thị trường, phù hợp với nhiều mục đích như may áo thun đồng phục, áo thun quảng cáo, áo thun thời trang, áo thun sự kiện,…
C. Vải Cotton 35/65 (hay vải TC)
Nguồn gốc: Vải TC được pha trộn giữa 35% sợi Cotton tự nhiên và 65% sợi Polyester
Ưu điểm: Vải Cotton 65/35 có giá thành trung bình, ít bị nhăn và có bề mặt vải láng bóng.
Nhược điểm: Do tỉ lệ Cotton tự nhiên thấp, nên độ thấm hút mồ hôi tương đối kém so với 2 dòng vải Cotton 100% và vải Cotton 65/35, vải mặc hơi nóng, không thoải mái khi mặc, và khách hàng ít lựa chọn dòng vải này.
Cách nhận biết:
- Khi đốt, vải bén lửa hơi chậm, khói có mùi nylon, tro hơi vón cục, khi bóp tan không hết.
- Khi đem thấm nước, vải thấm nước chậm, vò nhẹ không bị nhàu.
D. Vải 100% PE
Nguồn gốc: Chất vải này có thành phần 100% là sợi Polyester (hay còn gọi là sợ nylon)
Ưu điểm: dễ nhuộm màu, giá thành thấp, ít bị nhăn, dễ sử dụng, có thể in nhiệt được; Giá thành thấp nhất trong các chất liệu vải.
Nhược điểm: độ hút ẩm kém, không thấm hút mồ hôi nên cảm giác nóng bức khi mặc, đặc biệt là giữa thời tiết nắng nóng. Do vải có 100% là sợi Polyester, nên cảm giác nóng khi thời tiết nắng nóng, cảm giác lạnh khi nhiệt độ thấp.
Cách nhận biết:
- Bề mặt vải 100%PE có bề mặt láng bóng, sờ vào vải có cảm giác khô.
- Khi đem đốt, vải bén lửa cực chậm, vải không cháy ngay mà xoắn cục (như khi chúng ta đốt bao nylon); Khi lửa cháy, lửa có khói màu đen, có mùi hôi khét, tro vón thành cục, bóp không tan.
- Khi ngâm vào nước, vải Cotton 100% sẽ thấm nước rất chậm, không nhăn khi vò nhẹ.
Trên đây là bài viết cụ thể giúp khách hàng dễ dàng phân biệt và nhận biết các loại vải thun may đồng phục hiện nay trên thị trường. Mỗi chất liệu vải sẽ có những ưu nhược điểm, và cách nhận biết riêng, nhưng nhìn chung tất cả các dòng vải trên đều là những dòng vải thông dụng để may đồng phục giá rẻ, tùy vào mục đích sử dụng của mỗi khách hàng để chúng ta lựa chọn dòng chất liệu phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Vải Cotton trơn 65/35 co giãn 4 chiều có bề mặt vải láng mịn, thường sử dụng để may đồng phục
Hi vọng bài viết này sẽ có ích đối với mọi người!
Mọi chi tiết liên hệ đặt may đồng phục, Quý khách hàng liên hệ ngay HOTLINE – 0976.470.226 hoặc 0938.171.759 để được tư vấn, báo giá tốt nhất nhé!